Những bí ẩn về Ai Cập cổ đại luôn là đề tài nhận được nhiều sự quan tâm vì sự độc đáo hiếm có của nền vă minh trụ cột nhân loại này… Đến nay, nhiều tượng Ai Cập cổ đại bị mất mũi, nhưng lý do đằng sau mới thực sự gây bất ngờ khiến nhiều du khách rất thắc mắc.
Người Ai Cập cổ đại thực sự là bậc thầy trong việc xây dựng những công trình kiến trúc tầm cỡ như kim tự tháp, đền thờ và tượng đá. Không cần dùng đến sắt thép mà vẫn tạo nên những đền đài vĩ đại, họ đã làm thế thế nào? Câu hỏi này đến nay vẫn chưa thể có đáp án thuyết phục. Nói đến tượng tiêu biểu là tượng được tạc từ hình ảnh những vị Pharaoh hay các vị thần… Trải qua thời gian, thiên tai, lịch sử… những pho tượng cổ đại vẫn tồn tại đến ngày nay.
Tuy nhiên, thời gian gần đây nhiều nơi lưu giữ và trưng bày các pho tượng phát hiện nhiều tượng Ai Cập cổ đại bị mất mũi mà không biết nguyên nhân. Lúc đầu, ai cũng nghĩ do thời gian và nhiều yếu tố ngoại cảnh tác động gây nên. Càng về sau, có thêm nhiều bức tượng khác cũng chung tình trạng và một điểm kỳ lạ chính là chỉ mất mũi, các bộ phận khác vẫn nguyên vẹn.Vì vậy, người ta bắt đầu nghi ngờ về nguyên nhân thực sự gây nên hiện tượng này và bắt đầu điều tra.
Chuyên gia Oppenheim phụ trách phòng trưng bày Ai Cập tại Bảo tàng Nghệ Thuật Brooklyn đã tiến hành nghiên cứu để tìm ra lời giải thích thỏa đáng cho những hư hại mang tính lịch sử này. Giả thuyết ban đầu của ông là do tai nạn nhưng ngay sau đó ông nhận ra là do nhiều kẻ cố tình phá hủy.
Xuất phát từ văn hóa tín ngưỡng của người Ai Cập cổ đại về việc linh hồn thực sự sống trong bức tượng mô phỏng họ. Chính vì thế, người ta cũng tin rằng người sống có thể liên hệ với người đã khuất qua cánh cổng của linh hồn và thậm chí thánh thần cũng có thể giao tiếp được.
Những pho tượng này sẽ được đặt trong các đền đài cho người dân thường dâng lễ vật, nhằm xin bảo hộ cuộc sống tốt đẹp. Quan niệm về linh hồn trong pho tượng và việc thờ cúng cũng có sự liên đới với nhau khi họ nghĩ rằng nếu dâng đúng lễ thì sức mạnh và quyền lực của bức tượng cũng ngày càng mạnh hơn. Từ đó, nếu muốn phá hủy chức năng nào của linh hồn thì phải phá bộ phận bộ phận cơ thể tương ứng
Cụ thể hơn, nếu tượng mất tai sẽ không nghe được những lời khấn vái, mất tay không nhận được vật lễ,… và mất mũi không thở được, xem như tượng chết, linh hồn không thể ở trong đó nữa. Vì những quan niệm tín ngưỡng như thế mà khá nhiều tượng bị mất mũi, nổi tiếng nhất là tượng nhân sư Giza, có khá nhiều giả thuyết về nguyên nhân việc mất mũi này.
Những lý do điển hình được đưa ra là sự trả thù hay những tên trộm mộ muốn phá hủy linh hồn để người chết không thể trả thù…
Tính đến thời kỳ hiện đại đã có rất nhiều tượng Ai Cập cổ đại bị mất mũi nhưng lý do đằng sau mới thực sự gây bất ngờ. Đó là những phá hoại có chủ ý. Đáng tiếc, văn minh Ai Cập cổ đại là một trong năm nền văn minh cột trụ, việc những pho tượng bị mất mũi trở thành một mất mát to tớn với kho tàng mỹ thuật điêu khắc chung nhân loại.